Danh mục
Về chúng tôi
Công ty cổ phần chế biến cà phê Sơn La được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến cà phê Sơn La tại bản Thống Nhất, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La với quy mô diện tích 40.187 m2, hiện đại, đồng bộ, khép kín, tuần hoàn không phát thải; nhà máy sử dụng công nghệ chế biến ướt có lên men với công suất 50.000 tấn cà phê quả tươi/năm, sản lượng cà phê nhân sản xuất ra khoảng 12.500 tấn/năm; Công nghệ xử lý triệt để nước thải để tái sử dụng, tiết kiệm nước; vỏ cà phê và các phụ phẩm trong quá trình chế biến được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ phát triển cây trồng.
CÀ PHÊ SƠN LA - VƯƠN RA THẾ GIỚI
Sau hơn 30 năm phát triển cây cà phê, Sơn La hiện là một trong những địa phương có diện tích, sản lượng cà phê chè (Arabica) lớn hàng đầu cả nước. Nơi đây cũng được xem là vùng đất mới giúp định vị lại hình ảnh, thương hiệu cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới. Đặc biệt, từ năm 2017, cà phê Sơn La có bước chuyển mình mạnh mẽ, khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý "Cà phê Sơn La" cho các loại sản phẩm: Cà phê nhân, cà phê hạt rang và cà phê bột; trở thành những sản phẩm đặc sản vùng miền, là 1 trong 20 sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Việt Nam,được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao.
Đến năm 2020 diện tích cà phê toàn tỉnh đạt 17.804 ha, sản lượng 27.581 tấn cà phê nhân. Trên địa bàn đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh, theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến và bảo vệ môi trường, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, sản xuất cà phê trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, diện tích cà phê phát triển khá nhanh, một số diện tích còn phân tán, việc chuyển đổi cơ cấu giống còn hạn chế chủ yếu là giống cà phê chè Catimor chưa chọn lọc, diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao; canh tác cà phê còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp dẫn đến việc thực hiện áp dụng các quy trình kỹ thuật chưa mang tính bền vững; sản xuất cà phê chưa gắn với thích ứng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư thâm canh của người sản xuất.
Chuỗi giá trị của ngành hàng từ sản xuất, kiểm soát chất lượng đến thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại chưa gắn kết chặt chẽ; các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh cà phê bộc lộ nhiều mặt hạn chế; sơ chế, chế biến cà phê quy mô nông hộ và các cơ sở chế biến khác còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến môi trường.
Năm 2021, tỉnh Sơn La đã xây dựng và ban hành Đề ánphát triển vùng nguyên liệu cà phê gắn với chế biến, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh(Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 01/3/2021 của UBNDtỉnh Sơn La). Theo đó:
- Đến năm 2025, tỉnh Sơn La phấn đấu phát triển ổn định diện tích cà phê toàn tỉnh 17.000 ha (Mai Sơn: 6.160 ha; Thuận Châu: 5.215 ha; thành phố Sơn La: 4.820 ha), năng suất bình quân đạt từ 2,0-2,5 tấn cà phê nhân/ha, sản lượng cà phê nhân ước đạt 33.600 tấn.Đưa một số giống cà phê mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị trường xuất khẩu để phục vụ ghép cải tạo, trồng tái canh cà phê với diện tích khoảng 8.000 ha; khoảng 70-90% (15.500 ha) diện tích cà phê cho thu hoạch sản phẩm được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận; các cơ sở chế biến cà phê có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng chế biến cà phê và bảo vệ môi trường; chế biến sâu nâng cao giá trị sản xuất cà phê. Hình thành các tổ hợp tác, các hợp tác xã phát triển cây cà phê liên kết với các doanh nghiệp, công ty thu mua, chế biến quả tập trung để phát triển vùng nguyên liệu cà phê thông qua hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ, gắn với đầu tư nhà máy chế biến cà phê.
- Đến năm 2030, tập trung phát triển cà phê theo hướng tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đầu tư thâm canh bằng giống cà phê mới, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường. Ổn định diện tích 16.000 ha; sản lượng cà phê nhân 35.000 tấn/năm; thực hiện tái canh đạt 9.800 ha; phát triển cà phê đặc sản 5.950 ha; phát triển vùng nguyên liệu cà phê đạt các tiêu chuẩn bền vững đạt khoảng 13.500 ha(Mai Sơn: 5.000 ha; Thuận Châu: 4.300 ha; thành phố Sơn La: 3.950 ha).
CÀ PHÊ SƠN LA - VƯƠN RA THẾ GIỚI
Sau hơn 30 năm phát triển cây cà phê, Sơn La hiện là một trong những địa phương có diện tích, sản lượng cà phê chè (Arabica) lớn hàng đầu cả nước. Nơi đây cũng được xem là vùng đất mới giúp định vị lại hình ảnh, thương hiệu cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới. Đặc biệt, từ năm 2017, cà phê Sơn La có bước chuyển mình mạnh mẽ, khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý "Cà phê Sơn La" cho các loại sản phẩm: Cà phê nhân, cà phê hạt rang và cà phê bột; trở thành những sản phẩm đặc sản vùng miền, là 1 trong 20 sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Việt Nam,được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao.
Đến năm 2020 diện tích cà phê toàn tỉnh đạt 17.804 ha, sản lượng 27.581 tấn cà phê nhân. Trên địa bàn đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh, theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến và bảo vệ môi trường, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, sản xuất cà phê trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, diện tích cà phê phát triển khá nhanh, một số diện tích còn phân tán, việc chuyển đổi cơ cấu giống còn hạn chế chủ yếu là giống cà phê chè Catimor chưa chọn lọc, diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao; canh tác cà phê còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp dẫn đến việc thực hiện áp dụng các quy trình kỹ thuật chưa mang tính bền vững; sản xuất cà phê chưa gắn với thích ứng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư thâm canh của người sản xuất.
Chuỗi giá trị của ngành hàng từ sản xuất, kiểm soát chất lượng đến thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại chưa gắn kết chặt chẽ; các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh cà phê bộc lộ nhiều mặt hạn chế; sơ chế, chế biến cà phê quy mô nông hộ và các cơ sở chế biến khác còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến môi trường.
Năm 2021, tỉnh Sơn La đã xây dựng và ban hành Đề ánphát triển vùng nguyên liệu cà phê gắn với chế biến, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh(Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 01/3/2021 của UBNDtỉnh Sơn La). Theo đó:
- Đến năm 2025, tỉnh Sơn La phấn đấu phát triển ổn định diện tích cà phê toàn tỉnh 17.000 ha (Mai Sơn: 6.160 ha; Thuận Châu: 5.215 ha; thành phố Sơn La: 4.820 ha), năng suất bình quân đạt từ 2,0-2,5 tấn cà phê nhân/ha, sản lượng cà phê nhân ước đạt 33.600 tấn.Đưa một số giống cà phê mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị trường xuất khẩu để phục vụ ghép cải tạo, trồng tái canh cà phê với diện tích khoảng 8.000 ha; khoảng 70-90% (15.500 ha) diện tích cà phê cho thu hoạch sản phẩm được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận; các cơ sở chế biến cà phê có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng chế biến cà phê và bảo vệ môi trường; chế biến sâu nâng cao giá trị sản xuất cà phê. Hình thành các tổ hợp tác, các hợp tác xã phát triển cây cà phê liên kết với các doanh nghiệp, công ty thu mua, chế biến quả tập trung để phát triển vùng nguyên liệu cà phê thông qua hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ, gắn với đầu tư nhà máy chế biến cà phê.
- Đến năm 2030, tập trung phát triển cà phê theo hướng tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đầu tư thâm canh bằng giống cà phê mới, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường. Ổn định diện tích 16.000 ha; sản lượng cà phê nhân 35.000 tấn/năm; thực hiện tái canh đạt 9.800 ha; phát triển cà phê đặc sản 5.950 ha; phát triển vùng nguyên liệu cà phê đạt các tiêu chuẩn bền vững đạt khoảng 13.500 ha(Mai Sơn: 5.000 ha; Thuận Châu: 4.300 ha; thành phố Sơn La: 3.950 ha).